Chảy máu chân răng khi ăn là bệnh gì? niềng 4 răng cửa giá bao nhiêu? Nếu bạn bị chảy máu chân răng thường xuyên kèm theo sưng lợi, đau nhức, miệng hôi, răng lung lay thì rất có thể bạn đã bị viêm lợi, viêm nha chu (viêm chân răng). Hầu như ai cũng bị chảy máu chân răng một vài lần trước khi biết cách chữa trị triệt để và hiệu quả.
Chảy máu chân răng khi ăn là bệnh gì? |
Chảy máu chân răng khi ăn là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân chảy máu chân răng khi ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày mà rất ít người biết. Khi răng bị chảy máu, đồng nghĩa với việc răng đang mắc phải một số vấn đề như:
- Vi khuẩn tích tụ quá nhiều gây tổn thương mô nha chu, khi vôi răng bám dày và bám lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
- Do va đập, chải răng không đúng cách. Nếu việc này lặp lại nhiều lần khiến các mô mềm ở chân răng rất khó phục hồi như ban đầu. Do đó, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến phần nướu răng bị chảy máu.
- Thiếu vitamin C, vitamin K và canxi.
- Dấu hiệu của các bệnh lý tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, các bệnh về gan, thận.
- Do cơ thể đang có sự thay đổi nội tiết tố, thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Chữa chảy máu chân răng như thế nào?
Chảy máu chân răng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Khi các mô nướu bị tổn thương, việc ăn nhai gặp khó khăn, tình trạng viêm sưng, chảy máu kéo dài còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chảy máu răng càng nặng thời gian phục hồi càng lâu, chi phí điều trị càng cao. Vì thế, không nên chủ quan hay tự ý điều trị bằng các mẹo dân gian tại nhà.
Để chữa chảy máu chân răng, nên đến nha khoa thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chuẩn đoán nguyên nhân, đưa ra cách điều trị phù hợp như cạo vôi răng, dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,...Kết hợp với chế độ ăn uống đúng cách, vệ sinh răng miệng khoa học để nhanh chóng hồi phục các mô mềm bị tổn thương.
Cách chăm sóc răng miệng ngừa chảy máu chân răng
- Nên uống nước sau mỗi bữa ăn.
- Sử dụng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn còn sót lại. Không nên dùng tăm, các vật nhọn chạm vào nướu răng vì có thể gây chảy máu, tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
- Đánh răng ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ và buổi tối trước khi ngủ. Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cam, chanh, cà rốt, rau có màu xanh đậm.
- Lấy vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám đã bị vôi hóa, các vi khuẩn gây hại nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng.
Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng suy giảm, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh. Vì vậy, cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng.
Bài viết được trích nguồn tại: https://taytrangrangdangluu.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297
7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT