Áp xe chân răng không chỉ gây đau nhức, làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nhưng mọi người luôn có quan niệm lo sợ khi đến nha khoa điều trị vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên hầu như khi phát hiện bệnh, mọi người sẽ thắc mắc áp xe chân răng có tự bớt không?Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây áp xe chân răng
Áp xe chân răng là bệnh lý nhiễm trùng răng miệng mà nhiều người gặp phải, kể cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện của bệnh là răng đau nhức khi ăn nhai, hời thở có mùi hôi khó chịu, xuất hiện túi mủ ở phần chân răng và có thể bị chảy mủ, sưng viêm. Những trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện tình trạng sốt, sưng hạch ở cổ, sức khỏe cơ thể bị ảnh hưởng.
Bệnh áp xe chân răng thường do chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách gây ra, thức ăn sót lại trên răng không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Điều trị áp xe chân răng xong có thể bọc răng sứ zirconia để bảo vệ răng không?
Ngoài ra, các bệnh lý sâu răng, viêm tủy không được điều trị, dẫn đến viêm nhiễm nặng, ăn sâu xuống chân răng sẽ gây ra tình trạng viêm chân răng, áp xe chân răng. Răng bị tổn thương do sứt mẻ, gãy vỡ hay gặp phải các bệnh lý về nha chu cũng là lý do gây áp xe răng.
Cách chữa áp xe chân răng hiệu quả nhất
Áp xe chân răng điều trị càng sớm càng tốt, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị hiệu quả. Tại nha khoa, tùy vào mức độ bệnh cũng như tình trạng răng miệng của khách hàng mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa áp xe chân răng phù hợp.
Với những trường hợp bị áp xe chân răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng, sát khuẩn hàng ngày. Đồng thời, kê đơn thuốc giảm đau và chống nhiễm trùng.
Còn trong trường hợp áp xe chân răng nặng, kèm theo các biểu hiện đau nhức, chảy mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định làm sạch ổ mủ. Nếu răng không thể bảo tồn được nữa thì phải nhổ bỏ để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn qua các răng bên cạnh.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, cách tốt nhất là bạn nên có chế độ chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách. Đánh răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, kết hợp sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, thăm khám răng miệng định kỳ.
Bài viết được trích nguồn tại: https://niengrangkhongnhorangdangluu.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt