728x90 AdSpace

Nha khoa Đăng Lưu

Tin mới

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Dùng lá trầu súc miệng có tốt không?

Trẻ bị sâu răng, hôi miệng, nhiệt miệng là vấn đề của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong dân gian đã có rất nhiều bài thuốc trị hôi miệng, nhiệt miệng… trong đó dùng lá trầu không được xem là bài thuốc hữu hiệu nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này cũng như tìm hiểu cạo vôi răng bao lâu một lần.

Dùng lá trầu súc miệng có tốt không?
Dùng lá trầu súc miệng chữa hôi miệng
Lá trầu không nhai súc miệng tốt không? 

Ngoài việc dùng để lấy lá ăn trầu, lá trầu không còn được dùng như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh thường gặp. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. 

Tên khoa học của trầu không là Piper betle L thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. 

Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. 

Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100gr lá trầu không có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. 

Với các thành phần trên, lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc điều trị một số bệnh. Mà tiêu biểu không thể không nhắc đến đó là bệnh hôi miệng. 

Cách sử dụng lá trầu không trị hôi miệng 

Sau khi biết được lá trầu không nhai súc miệng tốt không. Bạn nên tìm hiểu cách sử dụng lá trầu không trị hôi miệng như thế nào? 

Nhiều người sử dụng lá trầu không trị hôi miệng không đúng cách nên không đạt được hiệu quả trị hôi miệng như mong muốn, vì vậy mà mọi người nên chú ý hơn tới cách sử dụng đúng đắn nhất để có thể loại bỏ mùi hôi miệng một cách dễ dàng. 

Chuẩn bị: Khoảng 100g lá trầu không và 2 thìa muối ăn. 

Cách thực hiện: Đầu tiên bạn vò nát lá trầu không sau đó cho vào nồi và đổ khoảng 2 lít nước vào và đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút. Sau đó, bạn lọc lấy nước bỏ bã và cho vào nước này khoảng 2 thìa muối rồi hòa tan, dùng nước này cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. 

Với việc súc miệng mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần nước này đảm bảo mùi hôi miệng sẽ biến mất trả lại hương thơm dễ chịu ở khoang miệng, ngoài ra việc dùng loại nước này còn có thể giúp se khiết chân răng giúp giảm các bệnh hôi miệng cực kì hiêu quả. 

Một số tác dụng khác của lá trầu không? 

Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì nó chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ giúp làm tan đờm mà còn hạn chế tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. Vò nát lá trầu không, vắt lấy nước rồi trộn với mật ong để ngậm, cách này sẽ giúp giảm ho và loại bỏ đờm từ ngực. 

Lá trầu không cũng được biết là có đặc tính giảm đau đầu. Rất đơn giản, lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm đau và dịu cơn nhức đầu. 

Nhờ tính kháng sinh mạnh, lá trầu không có tác dụng giảm đau hiệu quả, kể cả ở vết thương hở hay sưng viêm bên trong. Với vết thương hở, giã nhỏ vài lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau; còn với nội thương, bạn có thể nhai, nuốt nước, nhã bã đi. Ngoài ra, nước vắt từ lá trầu không rất hiệu quả trong sát trùng vết thương, giúp mau khô và nhanh lành.

Bài viết được trích nguồn tại: https://dichvutramrangthammy.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Dùng lá trầu súc miệng có tốt không? Rating: 5 Reviewed By: trồng răng sứ tư vấn
Scroll to Top